Thạch cao Thạch cao Thạch cao Thạch cao
Thạch cao | THI CÔNG TRẦN THẠCH CAO GIÁ RẺ Thạch cao | CẦN MUA ĐÈN THẠCH CAO Thạch cao | ĐẮP CHỈ XI MĂNG NHÀ PHỐ Thạch cao | LAM-TRAN-THACH-CAO-CO-DIEN Thạch cao | TRAN THACH CAO Thạch cao | MẪU TRANH PHÙ ĐIÊU XI MĂNG NGOÀI TRỜI Thạch cao | PHÙ ĐIÊU ĐẸP XI MĂNG Thạch cao | PHÀO CỔ TRẦN THẠCH CAO Thạch cao | THI CÔNG PHÀO TRẦN THẠCH CAO Thạch cao | MAU-PHU-DIEU-DEP Thạch cao | ĐẮP TRANH TƯỜNG MỸ THUẬT Thạch cao | MẪU PHÀO CHỈ TÂN CỔ ĐIỂN Thạch cao | THI CÔNG PHÀO CHỈ TÂN CỔ ĐIỂN Thạch cao | ĐẮP PHÙ ĐIÊU XI MĂNG MẶT TIỀN Thạch cao | ĐẤU CỘT PHÙ ĐIÊU ĐÚC SẴN Thạch cao | TRAN-THACH-CAO

Chiếc mâm đồng

1 Tình cờ tôi theo một người bạn về quê ăn đám giỗ, mới có cái may mắn được chiêm ngưỡng và nghe kể về chiếc mâm đồng màu mắt cua…

Lúc bày cỗ cúng, gia đình bày lên các mâm lễ vật gồm thủ heo, gà luộc nguyên con, tô thịt kho tàu, khổ qua dồn thịt, gỏi, bánh trái... được để lên trên những chiếc mâm nhôm màu trắng, có hai chiếc mâm đồng, màu vàng đen mà dân gian thường gọi là màu mắt cua, đặt ở vị trí trang trọng nhất của tủ thờ. Thoáng chút thắc mắc: Sao không để lên tủ thờ, hay mặt phản mà để trên mâm làm gì cho... vướng? Như đọc được thắc mắc của tôi, bạn thì thào nói: “Các cụ dạy phải lên mâm, lên bát… Anh không nhớ sao? Đó còn là sự bày tỏ lòng tôn kính với bậc trưởng thượng nữa đấy!”... Thế là hiểu và nhớ…

2 Ngày xưa, bao giờ mẹ cũng dọn riêng cho cha tôi một mâm cơm và mang tận nhà trên. Mẹ và các con bao giờ cũng ăn cơm ở gian bếp hay nhà dưới. Ở gian bếp, chén bát, thức ăn có thể bày ra trên bàn, hoặc để dưới đất. Kỹ hơn có thể bày trên cái mẹt đan bằng tre, nhưng bưng lên nhà trên phải bày trên mâm đàng hoàng. Mâm có thể là mâm gỗ, mâm nhựa hoặc mâm nhôm màu trắng bạc. Rất ít gia đình có mâm làm bằng đồng, trừ phi đó là gia đình quyền quý hoặc khá giả!

Cha đi vắng hoặc đi công chuyện chưa về, cơm canh, thức ăn cũng phải dọn ra mâm, để trên bàn và đậy lồng bàn cẩn thận. Theo mẹ, đó là biểu lộ sự tôn kính. Có lẽ vì sự tôn kính ấy mà mới có câu: “Lên mâm, lên bát”, hay chê bai những người cộc cằn, thô lỗ: “Dằn mâm, xán chén”, hoặc để nói sự đời: “Thêm bát có nát mâm?”...

Thuở xa xưa, vua chúa yến tiệc, thức ăn được để trên mâm vàng, mâm ngọc, gia đình quyền thế thì mâm bạc, mâm đồng, hạng thứ dân thì mâm nhôm, mâm gỗ, mâm tre... Chính vì vậy mà người ta gọi là “mâm cơm” không ai gọi... bàn cơm, hay giường cơm.

Chiếc mâm nhôm ngày nay, hầu như nhà nào cũng có, còn chiếc mâm đồng, chỉ có nhà khá giả, thường là vật... gia bảo, truyền từ đời này sang đời khác! Song phần lớn các gia đình hiện nay, ăn cơm không còn ai dọn trên mâm nữa?...

3 Mâm cơm bây giờ, dường như chỉ còn khái niệm? Người ta rất ít dùng mâm, thông thường là bày lên bàn. Có người bày trên phản, giường, cũng có khi bày luôn trên nền nhà! Và bữa cơm thường quây quần cả gia đình vợ chồng, con cái, có khi cả ông bà, hoặc khách. Việc phân ngôi thứ, bày tỏ tôn kính ít thấy ở mâm cơm như ngày xưa, là sự tiến bộ, bình đẳng giữa vợ chồng? Song thiếu cái mâm, dường như thấy thiếu… một nghi thức cần thiết trước những “hạt ngọc” của trời và mồ hôi, công sức của con người…

Trần Hoàng Vy
NGUỒN: http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130615/chiec-mam-dong.aspx

 

Các bài viết khác

Gọi ngay: 0913805771